Chú thích Chùa_Phù_Dung

  1. Nghiên cứu Hà Tiên của Trương Minh Đạt. Sách do Nhà xuất bản Trẻ và tạp chí Xưa & Nay cùng ấn hành, 2008.
  2. Hai ngọn kia có tên mới là: Kim Dữ và Bình San.
  3. Xem Gia Định thành thông chí tại đây[liên kết hỏng]
  4. Thi sĩ Đông Hồ và nữ sĩ Mộng Tuyết cho rằng Phù dung ở đây là loài sen hồng tức thủy phù dung, tên khoa học là Nelumbo nucifera. Có người, có thể vì thương cảm cho câu chuyện tình buồn thảm và chóng tan giữa Mạc Công và nàng "ái Cơ", nên thích hiểu tên chùa theo nghĩa của một loài hoa "sớm nở tối tàn", tức Chi Phù Dung. Đây là loài thân mộc, có tên khoa học là Hibiscus mutabilis. Thực tế, hoa phù dung giống hoa dâm bụt, nhưng chỉ có hoa phù dung mới có khả năng đổi màu. Hoa mới nở màu trắng, đến gần trưa chuyển sang hồng, tới chiều thì có màu đỏ (do anthrocyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí). Có thể vì đặc tính chóng đổi thay màu nên hoa có tên phù dung.
  5. Nơi đây giờ chỉ còn ngôi tháp nhỏ 7 tầng của Hòa thượng Ấn Đàm, mất khoảng 1662. Ngôi tháp này sở dĩ còn tồn tại cho đến ngày nay là nhờ bộ rể của một cây bồ đề ôm trùm lên nó.
  6. Núi Đề Liêm cao 49m. Sở dĩ có tên như vậy là vì tại chân núi ở phía Đông Bắc có ngôi mộ bằng gạch của Đề lại Đỗ Như Liêm
  7. Trích Đại nam nhất thống chí- phần Lục tỉnh Nam Việt, Nha Văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh, Sài Gòn, 1973, tập hạ, tr. 49.
  8. 1 2 Theo Bản triều bạn nghịch liệt truyện của Giá Sơn Kiều Oánh mậu, tờ 25a và 26a.
  9. Theo Nghiên cứu Hà Tiên, trong Hà Tiên thập vịnh in năm 1737, bài thơ có tên Tiêu Tự hiểu chung. Khi họa vận mười bài thơ này vào năm 1753, Nguyễn Cư Trinh đổi tựa lại là Tiêu Tự thần chung. Và cũng theo sách này, thì Đại Nam nhất thống chí đã mô tả đúng vị trí Tiêu Tự tức chùa Phù Dung cổ, nhưng ghi lầm tên là chùa Địa Tạng. Sách đã dẫn, tr. 356 và tr. 447)
  10. Thi sĩ Đông Hồ dịch, in trong Văn học Hà Tiên, tr. 199-200.
  11. Cùng năm này, Doãn Uẩn cũng cho xây cất Mạc Công miếu, nhưng ở nơi mới, tức không còn ở trong thành, gần chùa Tam Bảo nữa, mà dời đến chân núi Bình San (hay Núi Lăng), gần khu mộ dòng họ Mạc, cho đến hôm nay.
  12. Đại nam nhất thống chí chép theo sách Hoàn Vũ ký văn - Thiên Nam dư địa khảo. Sách ra đời năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) do Tĩnh Sơn Nguyễn Thu soạn. Ông là người xã Hương Khê (nay thuộc huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa). Trước tên Nguyễn Bảo sau đổi là Nguyễn Thu, đậu thi Hương năm Minh Mạng thứ 2 (1821) tại trường Thanh Hoa (Thanh Hóa), làm quan đến chức Thị Lang, được sung đi sứ Trung Quốc.
  13. Trích bài Đề tựa trong sách Nàng ái cơ trong chậu úp của Mộng Tuyết (Nhà xuất bản Văn hóa, 1996, tr. 9). Tuy vậy, cái tên Phù Anh rất có thể vẫn còn được sử dụng ở đâu đó, cho nên khi vua Tự Đức mất (1883), triều thần dâng miếu hiệu là Dực Tôn Anh Hoàng Đế thì tháng 6 năm sau (1884), vua Kiến Phúc ban hành lệnh kiêng húy, người dân lại phải nói trại chùa Phù Anh là "chùa am" (Nghiên cứu Hà Tiên, sách đã dẫn, tr. 243).
  14. Nguyên văn: "Phù Cừ tự, tại Mỹ Đức xã địa, Phù Cừ sơn lộc, Tích Mạc Thiên Tứ cấu tạo, Thiệu Trị lục niên, tỉnh hạt nhân dân dinh trúc ngỏa vũ, y sơn thiết vũ, tiền đình tạc trì (Đại nam nhất thống chí tập 5, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1971, tr. 29.)
  15. Năm Tân Tỵ tức 1761
  16. Mạc thị gia phả của Vũ Thế Dinh, chép: "các bà thê thiếp sanh trai gái thật đông đảo, số đến chín chục". Suy ra, Mạc Thiên Tứ có nhiều vợ và vị phu nhân này là một trong số ấy. Theo bia mộ thì bà có con trai tên là Chú.
  17. Thi sĩ Đông Hồ giải thích: Bà dì có nghĩa bà thứ. "bà Dì ở Am Tự", nói gọn là "bà Dì Tự".
  18. Hiện ở chùa có năm bài vị của các sư trụ trì từ khi có chùa cho đến nay, không có ai là nhân vật đang nói đến. Cách đây vài năm, vì một lý do nào đó một bàn thờ mới được lập ra, nói là bàn thờ bà Dì Tự. Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt nói bàn thờ này không có giá trị cổ tích, ngành chức năng cần nên xem xét lại...(tr. 265)
  19. Xem thêm chi tiết tại đây
  20. Người kể chuyện kiêng húy, không dám gọi tên Mạc Thiên Tứ, nên gọi là Mạc Lịnh Công, Mạc Công hoặc chỉ là Công.
  21. Tức Thái phu nhân Nguyễn Hiếu Túc (?-?). Hiện mộ phần của bà ở trong khu mộ dòng họ Mạc tại lưng chừng núi Bình San, Hà Tiên.
  22. Thừa ưa có nghĩa "tình cơ, bất thình lình"
  23. Chép trong Nàng Ái Cơ trong chậu úp của nữ sĩ Mộng Tuyết, Nhà xuất bản Văn hóa, 1996, tr. 120.
  24. Sáng tác năm 1982, trích trong tập Thời gian gom lại, Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Kiên Giang

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chùa_Phù_Dung http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=Ne... http://www.phatgiaobaclieu.com/index.php?option=co... http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=4224&p... http://www.thuvienhoasen.org/cvn-kiengiang-phudung... http://vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_ta... http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content... http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0304v.htm http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050... https://web.archive.org/web/20080704152942/http://... https://web.archive.org/web/20080905112504/http://...